Soạn bài Tập làm thơ 4 chữ dành cho giáo viên và học sinh

Thơ 4 chữ thường được sử dụng phổ biến trong các thể loại thơ dân gian, đặc biệt là trong vè và đồng giao cho trẻ em và cũng cho cả người lớn. Đây là một trong những thể thơ có nguồn gốc Việt Nam. Ngoài những sáng tác của tác giả dân gian, thơ 4 chữ còn có sự tham gia của các nhà thơ nổi tiếng như Tố Hữu, Tế Hanh, Trần Đăng Khoa,.. Dưới đây là bài soạn hướng dẫn tập làm thơ 4 chữ để giúp thầy cô giáo cùng các bạn học sinh có thêm thông tin.

HƯỚNG DẪN TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. Thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện (TheoBùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức,Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971). 
  2. Đặc điểm về nghệ thuật

Thơ bốn tiếng thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay cách, nhịp phổ biến là nhịp hai.

Vần chânlà vần được gieo vào cuối dòng thơ; vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

Vần liềnlà vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.  

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Câu 1. Nêu một bài thơ hay một đoạn thơ bốn chữ. Chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ hay đoạn thơ đó.

Gợi ý: có thể nêu đoạn thơ (trích trong bài Hạt gạo làng ta).

…“Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…”

(Trần Đăng Khoa)

Các từ cùng vần với nhau là: ta – ba – sa, sáu – nấu, cờ – bờ.

Câu 2. Chỉ ra đâu là vần chân, đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi.

(Xuân Diệu)

Gợi ý:

– Các cặp vần lưng: hàng – ngang, trang – màng.

– Cặp vần chân: núi – bụi.

Câu 3: Trong hai đoạn thơ SGK, đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách:

– Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ

– Vần liền là vẫn được gieo liên tiếp ở các vần thơ.

– Do đó:

+ Đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần cách: cháu – sáu, ra – nhà.

+ Đoạn Đồng dao gieo vần liền: hẹ – mẹ, đàn – càn.

Câu 4. Thay hai từ sôngcạnh vào hai chỗ chép sai trong đoạn thơ sau (trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư):

Em bước vào đây

Gió hôm nay lạnh

Chị đốt than lên

Để em ngồi sưởi

Nay chị lấy chồng

Ở mãi Giang Đông

Dưới làn mây trắng

Cách mấy con đò.

Gợi ý: Thay sưởi bằng từ cạnh, từ đò bằng từ sông.

Câu 5. Dựa vào những kiến thức vừa được học hãy tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.

Các bạn có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:

Em yêu màu đỏ

Như máu con tim

Lá c t quc

Khăn quàng đội viên

Em yêu màu xanh

Đồng bng, rng núi

Bin đầy cá tôm

Bu tri cao vi

Em yêu màu vàng

Lúa đồng chín r

Hoa cúc mùa thu

Nng tri rc r

(Sc màu em yêu Phm Đình Ân)

VÈ “ÔNG”

Ve vẻ vè ve
Hãy nghe tôi kể
Đó chính vè “ông”
Ở đấy mà trông !

Gào thét trong giông
Là ông sấm sét
Sáng trắng dịu mát
Đó là ông Trăng

Lửa đốt quanh năm
Là ông bếp lửa
Cho nắng ấm áp
Là ông mặt trời
Hay dọa trẻ con
Là ông Ba Bị
Có quyền cai trị
Đó là ông Vua.

Hiền lành thương người

Đó là ông Bụt

Giương nanh múa vuốt

Là ông Ba mươi

Viết bảng giảng bài

Là “ông” thầy giáo

Suốt ngày đưa tin

Là “ông” nhà báo

Cai trị thiên đình

Là ông Ngọc hoàng

Đại náo trần thế

Ông Mĩ Hầu Vương

Mời bạn kể tiếp

Cho vè dài thêm!

 THỎ, RÙA HỘI NGỘ

Một ngày đẹp trời

Thỏ đi chơi bời

Nhận được lời mời

Thỏ liền chạy tới

Bỗng gặp lại Rùa

Ở trong rừng xanh

Nhớ cuộc đua tranh

Thỏ ta xấu hổ

Không nên hùng hổ

Tự mãn tự kiêu

Học được một chiêu

Biết điều, khiêm tốn.

LÀM THƠ BỐN CHỮ

Thể thơ bốn chữ

Là gì vậy ta?

Sáng tác lâu dữ

Nghĩ mãi mới ra

Làm thơ bốn chữ

Có khó lắm đâu

Một câu bốn chữ

Nghĩ được nhưng lâu

Thức đêm ngắm trăng

Bà em bảo rằng

Làm thơ tốt lắm

Cứ thế là chăm

Vần lưng, vần chân

Vần liền, vần cách

Vận dụng quy tắc

Huy động vốn từ

Tứ thơ đã có

Thôi chẳng chần chừ

Làm thơ bốn chữ

Chúng ta đều cừ.

Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích giúp các bạn soạn bài một cách hiệu quả và có thể tập làm thơ 4 chữ , một thể thơ gần gũi của dân tộc Việt Nam cho riêng mình để mọi người cùng thưởng thức những vần thơ của các bạn. 


	

Related Posts

Hướng dẫn làm thơ lục bát và song thất lục bát hay dành cho mọi lứa tuổi

Nói đến thơ lục bát chắc hẳn ai cũng từng được đọc và được nghe bởi nó vẫn luôn hiện lên xung quanh cuộc sống của chúng…

Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Mấy ý nghĩ về thơ

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki

Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki

Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki

Hồ Chí Minh

Soạn bài: Tác giả Hồ Chí Minh

Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.