Hướng dẫn soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu ngắn gọn và đầy đủ

tiepsucmuathi.edu.vn giới thiệu tài liệu soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu các em tham khảo để chuẩn bị bài và hiểu được ý nghĩa mà Xuân Diệu muốn nhắc tới nhé.

I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả:

– Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha.

– Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi. Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông.

– Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc.

– Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ .

– Tác phẩm:

+ Thơ “Thơ thơ” (1938); “Gửi hương cho gió” (1945); “Riêng chung” (1960); Mũi Cà Mau – Cầm tay” (1962); “Hai đợt sóng” (1967)…

+ Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945)…

– Phong cách thơ:

+ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại, một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

+ Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khao khát giao cảm với đời.

+ Hồn thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời cuộc

2. Bài thơ “Vội vàng”

a) Xuất xứ:

– “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 1938.

– Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói rêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông.

c) Bố cục:

– Đoạn 1: 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.

– Đoạn 2: 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.

– Đoạn 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả.

II. Nội dung cơ bản:

1. Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.

– 4 câu mở đầu: Thể hiện cái tôi khát vọng muốn núi héo làm ngưng sự vận động của thời gian, vũ trụ để giữ mãi hương sắc của mùa xuân, tuổi trẻ.

Tôi muốn “Tắt nắng”

“buộc gió”

–> Điệp từ, câu ngắn trùng lặp cấu trúc

=> Lấy cái tôi chủ quan để thay đổi quy luật tự nhiên. Quả là ý tưởng táo bạo, xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết say mê.

– Nhà thơ vui sướng, ngây ngất trước hương sắc của cuộc đời đầy quyến rũ, sự phong phú và giàu có của thiên nhiên, cuộc sống, tuổi trẻ.

+ Cảnh vật hiện lên dưới con mắt của nhà thơ thật phong phú, rực rỡ, tươi đẹp và đầy nhựa sống.

“Tuần tháng mật

Hoa đồng nội

Này đây Lá cành tơ

Yến anh, khúc tình si

Ánh sáng

Thần vui hằng gõ cửa”

–> Điệp từ, nhân hoá

+ Cảm giác hạnh phúc được nhà thơ thể hiện qua câu thơ táo bạo, so sánh độc đáo”

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

=> Xuân Diệu đã vật chất hoá thời gian, câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm vị ngọt khiến người ta đắm say, ngất ngây.

2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời:

– Niềm vui sướng như khựng lại khi Xuân Diệu nhận ra giới hạn của thời gian:

“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa”

Nhà thơ cảm thấy buồn bã, lo sợ, tiếc nuối khi ý thức được sự trôi chảy của thời gian:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Và Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật
………………………………………..
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

=> Với điệp từ “Xuân” kết hợp với những cặp từ đối lập tạo thành một nỗi day dứt một niềm tiếc nối khôn nguôi.

– Xuân Diệu biết mùa xuân rồi sẽ tàn phai, tuổi trẻ rồi cũng trôi qua. Cho nên trong cái tươi đẹp mơn mớn của nó tác giả đã nhìn thấy sự tàn úa.

+ Điệp từ “Nghĩa là” vừa như muốn giải thích nhưng ẩn sau đó là một nỗi lo lắng, hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian.

+ Đối lập: làm tăng sự lo lắng khi nhận thấy cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của thời gian.

+ Cảnh vật như lao nhanh tới sự tàn phá, héo úa và chia phôi. Tâm trạng của nhà thơ có phần nào đó rơi vào sự tuyệt vọng.

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

3. Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả.

– Đang chìm đắm trong đau buồn, tuyệt vọng nhà thơ chợt nhận ra thời gian của tuổi xuân vẫn còn nên lên tiếng giục giã:

“mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm”

– Tác giả vội vàng, gấp gáp muốn tận hưởng tất cả cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc.

Ta muốn : ôm, riết, say, thâu, cắn vào: non nước, cỏ cây, gió mây, sự sống, xuân hồng.

+ Với nhịp thơ dồn dập, ngắt nhịp linh hoạt, câu mệnh lệnh trực tiếp biểu cảm khát vọng sôi nổi của trái tim nhà thơ.

+ Hình ảnh phong phú tượng trưng cho thanh sắc của thời gian: sự sống mơn mỡn, mây đưa gió lượng, cánh bướm tình yêu, mùi thơm ánh sáng…

+ Tình yêu nống nàn, khoẻ khoắn cao độ được biểu hiện bằng nhiều động từ liên tiếp: ôm, riết, say, thâu. Nhiều tính từ: chuếch choáng, no nê, đã đầy…

+ Nhà thơ cảm nhận niềm hạnh phúc bằng tất cả các giác quan, trạng thái say mê, ngây ngất.

+ Từ ngữ, hình ảnh táo bạo ở câu cuối cho thấy Xuân Diệu rất say mê cuộc sống, khát khao và muốn tận hưởng tình yêu, hạnh phúc ngay trên chính cuộc đời này.

III. Tổng kết:

– Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tích cực của tác giả, lòng yêu cuộc sống, yêu đời, yêu tuổi trẻ một cách mãnh liệt, cuồng nhiệt.

– Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: Cảm nhận thiên nhiên tinh tế, sử dụng điệp ngữ so sánh độc đáo, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, nồng nàng, từ ngữ gợi cảm, táo bạo.

Hướng dẫn soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu

Gợi ý trả lời câu hỏi

Câu 1. Cả bài thơ là một dòng cảm xúc hối hả, tuôn trào nhưng vẫn tuân theo một bố cục khá rõ ràng, chặt chẽ – Bài thơ có thể chia làm bốn đoạn:

– 4 câu đầu: Khát khao lưu giữ hương sắc mùa xuân.

– Câu 5 – 13: Vui thích, say mê trước cảnh sắc mùa xuân.

– Câu 14 – 29: Băn khoăn trước giới hạn của cuộc đời.

– Đoạn còn lại: Hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống.

Câu 2. Khát khao lưu giữ hương sắc mùa xuân.

– “Tắt nắng”, “buộc gió” là quyền uy của Tạo Hóa. Cho dù Xuân Diệu là thi sĩ thì ông vẫn là con người làm sao có được khả năng vô hình đó. Chỉ vì quá yêu cuộc sống nên mới ước ao và nảy sinh ý tưởng táo bạo. Muốn níu giữ sắc hương, níu giữ mùa xuân cũng có nghĩa là muốn níu giữ thời gian cùng với vẻ đẹp cuộc sống cho mình, cho người. Cách biểu đạt mới lạ, độc đáo.

– Bốn dòng thơ, mỗi dòng năm chữ, ngắn, gấp. Nhịp thơ góp phần diễn tả sự khẩn trương muốn ngăn lại không cho màu nhạt, hương bay. Điệp kiểu câu “Tôi muốn … cho” càng làm nổi bật khát khao lưu giữ được sắ hương cuộc đời để mãi được cùng sống với nó.

Câu 3. Bức tranh mùa xuân ở độ “thời tươi” qua cảm nhận của một tâm hồn đang ở “thời trẻ”:

Của ông bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

– Hình ảnh thơ tập trung làm nổi bật vẻ tinh khôi, thanh tân, nõn nà, rực rỡ của mùa xuân (Muôn sắc hoa tươi thắm trên nền “xanh rì” đầy sức sống của đồng nội; cành tơ, lộc non mơn mởn, mượt mà…).

– Cảnh xuân không chỉ đẹp mà còn gợi tình (ong bướm “tuần tháng mật”, yến anh ca “khúc tình si”…)

– Cảnh sắc vốn quen thuộc nhưng bằng lỗi cảm nhận riêng, mới lạ, Xuân Diệu đã thổi vào thiên nhiên một tình yêu rạo rực khiến những hình ảnh vô tri vô bỗng sống dậy tràn ngập xuân tình. Câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” mang dấu ấn thơ Xuân Diệu rất rõ. Trước hết là cách dùng từ chuyển đổi cảm giác quen thuộc của Xuân Diệu. Thi sĩ không thưởng thức mùa xuân bằng giác gian thông thường (nhìn, ngắm, lắng nghe) mà ông đang say sưa nhấm nháp hương vị của nó, cảm nhận được độ “ngon” mà mùa xuân đang dâng hiến. Mặt khác, ta còn thất ở câu thơ hấp dẫn, quyến rũ như hưởng thụ thiên nhiên rất Xuân Diệu. Mùa xuân hấp dẫn mà như đang thưởng thức “cặp môi” giai nhân. Quả là một cách ví von so sánh mới mẻ, táo bạo góp phần làm nổi bật niềm say mê cái đẹp trần thế đáng quý ở tác giả.

– Điệp ngữ “Này đây…” cùng với hàng loạt hình ảnh, màu sắc, âm thanh, Xuân Diệu đã liệt kê vẻ đẹp muôn màu của xuân, bày sẵn quanh ta, chẳng cần phải tìm kiếm. Chỉ cần có tâm hồn yêu thiết tha cuộc sống thì tha hồ nhìn ngắm, thưởng thức.

– > Đoạn thơ này là tiêu điểm góp phần lí giải các trạng thái cảm xúc của tác giả ở bốn câu đầu và những câu thơ tiếp theo.

Câu 4. Đoạn 3 thể hiện cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu.

– Người xưa quan niệm thời gian tuần hoàn đi rồi trở lại như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông vì vậy họ thường ung dung, đủng đỉnh. Ở bài thơ này Xuân Diệu quan niệm thời gian tuyến tính. Thời gian được cảm nhận theo thước đo giá trị sống của con người. Mỗi khoảnh khắc trôi qua mang theo một sự mất mát:

“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.”

Có thể Xuân vẫn tuần hoàn nhưng mỗi lần nó « đang qua », « sẽ già » là một lần mang theo nhiều cái đẹp đi mất.

– Nếu xuân là độ viên mãn nhất của thiên nhiên thì tuổi trẻ là độ căng tràn nhựa sống của một cuộc đời. Xuân tuần hoàn nhưng tuổi trẻ – mùa xuân của cuộc đời, chẳng có hai lần. Thời gian, sẽ mang theo tuổi xuân của con người đi qua và vì vậy mà thi sĩ càng buồn hơn khi : Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời. Cách cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị sống của mỗi cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời đều vô cùng quý giá bởi vì khi đã trôi qua là mất vĩnh viễn. Vì vậy con người phải biết quý từng giây phút của cuộc đời, phải sống có ý nghĩa.

Đây là lí do nhà thơ sống vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh của thời gian.

Câu 5. Hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống : (Đoạn cuối bài thơ).

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng.

Cho no nên thanh sắc của thời tươi”

– Hỡi Xuân Hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Xuân Diệu tả cảnh sắc mùa xuân về với thời non tươi của nó để tận hưởng. Hàng loạt hình ảnh tiếp tục làm nổi bật vẻ quyến rũ của sự sống đầy sắc hương nhưng không phải để tả mà chủ yếu để diễn đạt sự cuồng nhiệt, vội vàng tận hưởng của tác giả.

– Hàng loạt động từ tăng dần mức độ sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn.

– Thủ pháp điệp được sử dụng đa dạng: Điệp cú pháp: điệp từ, ngữ; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến (Ta muốn ôm, Ta muốn riết… Ta muốn cắn), trạng thái tăng tiến (cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê…).

– > Nét độc đáo về nghệ thuật của đoạn thơ đó là những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả.

Với những tài liệu soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu mà chúng tôi cập nhật, cũng như các bài tập làm văn hay có tại tiepsucmuathi.edu.vn các em có thể tham khảo thêm để làm giàu ngôn ngữ cho bài làm của mình nhé! 

 

Related Posts

Hướng dẫn làm thơ lục bát và song thất lục bát hay dành cho mọi lứa tuổi

Nói đến thơ lục bát chắc hẳn ai cũng từng được đọc và được nghe bởi nó vẫn luôn hiện lên xung quanh cuộc sống của chúng…

Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Mấy ý nghĩ về thơ

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki

Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki

Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki

Hồ Chí Minh

Soạn bài: Tác giả Hồ Chí Minh

Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.