Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn bản sắc văn hóa của người Việt. Đó là những gì cha ông chúng ta tạo dựng qua hàng thế kỷ. Dưới đây là một số nội dung và bài tập cho phần này.
1. Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt cần có tình cảm yêu mến và quý trọng tiếng Việt
– Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.”
2. Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt cần hiểu được tiếng Việt
+ Hiểu về chuẩn mực, quy tắc cảu tiếng Việt ở các phương diện âm thanh, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp
+ Tích lũy kinh nghiệm từ giao tiếp, từ sự trau dồi kiến thức qua sách vở, sách báo
3. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phụ thuộc vào hoạt động sử dụng tiếng Việt có ý thức
+ Cần tránh cách nói thô tục, kệch cỡm
+ Không cho phép lai tạp, lai căng
Bài tập
Bài 1 (trang 44 sgk ngữ văn 12 tập 1)
– Ở câu a không giữ được sự trong sáng của tiếng Việt bởi vì sử dụng thừa từ “đòi hỏi”, khiến câu không có chủ ngữ, vị ngữ
– Các câu b,c, d đều đảm bảo sự trong sáng tiếng Việt: đầy đủ thành phần câu, diễn đạt rõ ràng, trong sáng
Bài 2 (trang 45 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Từ nước ngoài không cần thiết là từ Valentine, có thể thay thế bằng từ ngày lễ tình yêu/ ngày lễ tình nhân.
Mỗi thế hệ trẻ nên có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ những ví dụ rất nhỏ chúng ta có thể thấy được điểu đó. Mặc dù trong tiếng Việt có một bộ phận vay mượn từ nước ngoài nhưng vẫn có những từ đồng nghĩa hoặc tương đương như những ví dụ ở trên.