Hướng dẫn soạn bài Rừng xà nu chi tiết cho học sinh

tiepsucmuathi.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành một cách chi tiết và cụ thể để các bạn có một bài soạn hoàn chỉnh và hiểu rõ hơn.

Rừng xà nu là một truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành được viết năm 1965. Trong tác phẩm, với hình tượng cây xà nu và những “anh hùng dân tộc” ở làng Xô Man trong thời chiến tranh Việt Nam, Nguyễn Trung Thành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1979. 

Tóm tắt

Truyện kể về làng Xô Man ở Tây Nguyên nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận đại bác của đồn quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau ba năm tham gia lực lượng Việt Cộng, Tnú trở về thăm làng. Thằng bé Heng dẫn đường cho Tnú vì đường vào làng nay đã bố phòng nghiêm ngặt: hầm chông, hố chông, dàn thò chằng chịt…

Đêm đó, Tnú ăn cơm và ở lại nhà cụ Mết. Cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, cụ Mết tự hào kể lại cho mọi người nghe về việc đấu tranh của làng – nó gắn bó với cuộc đời Tnú.

Hồi ấy, bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa tấn công, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ Việt Cộng (Quyết). Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho Quyết, rồi được Quyết dạy chữ.

Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị địch phục bắt, bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù ba năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết chỉ huy buôn làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu và cưới Mai.

Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai địch. Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, địch bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng.

Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị địch đánh đập. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai và đứa con đã chết, anh cũng bị bắt… Địch tẩm nhựa Xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng.

Tnú chịu đựng không kêu la. Có tiếng động xung quanh, Tnú thét lên một tiếng, dân làng đồng thanh, nhất tề nổi dậy, Dục và quân địch đã bị cụ Mết và thanh niên tiêu diệt sạch. Làng Xô Man giành phần thắng. Tnú gia nhập quân Việt Cộng. Tnú đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.

Sáng hôm sau, cụ Mết, Dít tiễn Tnú lên đường. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

Cây xà nu

Cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành thực chất là cây thông ba lá, xà nu cũng như tên làng Xô Man trong tác phẩm đều là tên gọi do tác giả hư cấu ra. Nguyên mẫu ngoài đời thực của làng Xô Man trong truyện ngắn Rừng xà nu là một ngôi làng của người Giẻ Triêng có tên là làng Xốp Dùi. Nhựa cây thông ba lá được người Giẻ Triêng dùng để đốt thắp sáng vào ban đêm. Trong tiếng Giẻ Triêng cây thông ba lá được gọi là loong rúh

Người dân của làng Xốp Dùi xưa đã thay đổi chỗ ở nhiều lần, hiện nay họ định cư tại làng Xốp Nghét, xã Xốp, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum.

Bố cục: gồm 3 phần

– Đoạn đầu: Hình ảnh rừng xà nu

– Phần chữ nhỏ: Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng.

– Còn lại: Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại.

Câu 1: Ý nghĩa truyện qua:

– Nhan đề tác phẩm:

+ Rừng xà nu: ẩn chứa khí vị, Tây Nguyên, gợi nên vẻ đẹp hùng tráng, sức sống bất diệt … => Rừng xà nu mang nhiều tầng ý nghĩa bao gồm cả thực lẫn tượng trưng => chứa đựng cảm xúc nhà văn và linh hồn tác giả.

– Cảnh rừng xà nu dưới tầm đại bác: hứng chịu mọi sự hủy diệt của đạt bác Mĩ, đầy thương tích, chết choc nhưng vẫn giàu sức sống, vươn lên => biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man.

– Rừng xà nu, đồi xà nu trải dài … => sự tiếp nối, bền vững, trường tồn, không gì hủy diệt được => tượng trưng cho sức sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn.

Câu 2:

a. Người anh hùng mà cụ Mết kể chính là Tnú. Phẩm chất, tình cách của người anh hùng Tnú:

– Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết).

– Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc).

– Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đối mười đầu ngón tay)

– Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn.

– Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:

+ Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.

+ Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

+ Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.

b. Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: “Tnú không cứu được vợ con“. Cụ Mết nhắc tới bốn lần để nhấn mạnh: khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất Tnú cũng không cứu được. Câu nói của cụ Mết muốn khẳng định: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất; chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tâm khảm và truyền lại cho thế hệ tiếp nối.

c. Câu chuyện Tnú với dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do“. Phải chống lại mọi kẻ thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí và hi sinh tính mạng.

d. Vai trò của các nhân vật:

– Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.

– Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.

– Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy của một Phù Đổng Thiên Vương.

Câu 3:

Hình ảnh cánh rừng xa nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết khăng khít với nhau. Nhà văn muốn dùng rừng xà nu làm biểu tượng cho tinh thần gan góc, dũng cảm, dạn dày, bất khuất, trung kiên … của nhân vật Tnú và dân làng Xô Man.

Câu 4: Nghệ thuật

– Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng. Chất sử thi toát lên qua đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, các chi tiết nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ của tác phẩm:

– Đề tài có ý nghĩa lịch sử: sự vùng dậy của dân làng Xô man chống Mỹ Diệm.

– Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng. Rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc đấu tranh chống giặc (Cả rừng … ào ào rung động, lửa cháy khắp rừng).

– Các nhân vật tiêu biểu được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng vĩ, vừa mang phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng thời đại.

– Kết cấu vòng tròn: Mở đầu, kết thúc là hình ảnh của rừng xà nu, cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách.

– Cách trần thuật: Chuyện về sự nổi dậy của dân làng và cuộc đời Tnú được kể lại trong một đêm anh về thăm làng, qua lời cụ Mết, bên bếp lửa bập bùng – Giọng kể trang trọng như truyền cho thế hệ con cháu những trang sử bi thương và anh hùng của cộng đồng. Chuyện về thời hiện tại được kể bằng giọng điệu và ngôn ngữ sử thi.

Rừng xà nu là một trong những tác phẩm đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả, gấp lại những trang sách ta vẫn mường tưởng được về những cánh rừng xà nu bạt ngàn với những con người kiên cường và dũng cảm.  Với những kiến thức mà tiepsucmuathi.edu.vn cập nhật mong rằng các bạn đã có một cách soạn bài rừng xà nu thật tốt. 

Related Posts

Hướng dẫn làm thơ lục bát và song thất lục bát hay dành cho mọi lứa tuổi

Nói đến thơ lục bát chắc hẳn ai cũng từng được đọc và được nghe bởi nó vẫn luôn hiện lên xung quanh cuộc sống của chúng…

Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Mấy ý nghĩ về thơ

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki

Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki

Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki

Hồ Chí Minh

Soạn bài: Tác giả Hồ Chí Minh

Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.