Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.
tiepsucmuathi.edu.vn sưu tầm và cập nhật cho các bài tài liệu dưới đây để các bạn bổ sung kiến thức về ca dao dân ca, và làm bài tập hiệu quả hơn khi soạn bài những câu hát than thân.
Câu 1: Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?
Người xưa hay mượn con cò để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân.
Một số bài ca dao mà trong đó người nông dân thời xưa thường ra hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
– Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn.
– Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo dưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Sở dĩ người nông dân hay mượn hình ảnh con cò để nói về mình, vì:
– Con cò thường kiếm ăn nơi đồng ruộng, cho nên hình ảnh con cò thường gần gũi với người nông dân.
– Con cò cũng chịu khó, vất vả lặn lội kiếm sông. Nó có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân.
2: Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?
Cuộc đời vất vả, lận đận của cò
Cuộc đời con cò quá khó nhọc, lao đao. Một mình phải lận đận giữa miền nước non, “lên thác xuống ghềnh” gặp biết bao khó khăn trắc trở. Trớ trêu thay, cuộc sống lại nhiều ngang trái “bể đầy”, “ao cạn” để rồi tấm thân nhỏ bé kia ngày thêm gầy gò, dù có cần cù chắt chiu thế nào đi nữa vẫn không kiêm đủ sống nổi. Số kiếp con cò sao mà gieo neo, cay đắng đáng thương!
Con cò trong bài ca dao là biểu tượng chân xác và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời người nông dân trong xã hội cũ. Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung phản kháng, tố cáo chế độ phong kiến trước đây. Đó là một xã hội đầy ngang trái, áp bức bóc lột mà thân phận người dân thì thật là nhỏ bé, cơ cực.
3: Em hiếu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?
Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. ‘Thương thay” là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.
Từ “thương thay” được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa sau:
– Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi Lần lặp lại “thương thay” dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sáu lận tấm lòng.
– Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn – Nỗi xót cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức.
4. Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2
Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các giống vật, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của các giống vật.
Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho thiên hạ nhờ. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù chăm chỉ như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cô’ gắng như con hạc “lánh đường mây” nhưng cuộc sông vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xả hội cũ “Dẫu kêu ra máu có người nào nghe”, không có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.
Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà. ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của cha ông ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.
5: Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:
– Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
– Thân em như giếng giữa đàng,
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
– Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Những bài ca dao thuộc chủ đề than thân, mở đầu bằng cụm từ“Thân em…” thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xặ hội phong kiến. Nỗi khổ lớn nhất là số phận bị phụ thuộc, không được quyền tự quyết định.
Những bài ca dao trên thường giống nhau về mặt nghệ thuật: đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em” đều dùng biện pháp so sánh để miêu tả thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ.
6: Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến”Thân em như trái bần trôi”. Trong ca dao Nam Bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết “gió dập”,”sóng dồi” “biết tấp vào đâu”. Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội xưa. Họ không mảy may có một quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.
Sưu tầm những câu ca dao, những câu hát than thân:
-
- Nước non lận đận một lần
- Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
- Ai làm cho bể kia đầy,
- Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
-
- Ngang lưng thì thắt bao vàng,
- Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
- Một tay thì cắp hỏa mai,
- Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
- Tùng tùng trống đánh ngũ liên,
- Chân bước xuống thuyền nước mắt a.
buông màn rồi ngủ
-
- Ngày xưa anh bủng anh xanh,
- Tay tôi nâng chén thuốc, tay tôi đèo múi chanh.
- Bây giờ anh khỏi anh lành,
- Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi.
- Nhưng vì con cái họ lại một lần nữa cam chịu hẩm hiu.
- Chàng ơi phụ thiếp làm chi,
- Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
-
- Người ta rượu sớm trà trưa,
- Thân em đi sớm về trưa cả đời.
- Lạy trời ứng nghiệm một lời,
- Cho em gặp được một người em thương.
-
- Người ta bán vạn mua ngàn,
- Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui.
-
- Người ta đi đôi về đôi,
- Thân em đi lẻ về côi một mình.
-
-
- Thân em như tấm lụa đào
- Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như trái sầu riêng
Kẻ thì nói dỡ nguời thì khen ngon
-
- Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng,vỏ ngoài thì đen
- Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
-
- Thân em như hạt mưa rào,
- Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
-
- Thân em như hạt mưa sa,
- Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày.
-
- Thân em như hạt mưa sa,
- Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.
-
- Thân em như trái bần trôi,
- Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
-
- Thân em như cá giữa rào,
- Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?
-
- Thân em như cam quýt bưởi bòng
- Ngoài tuy cay đắng nhưng trong ngọt bùi.
-
- Thân em như con hạc đầu đình,
- Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.
-
- Thân em như ớt chín cây,
- Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
-
- Thân em như giếng giữa đàng,
- Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
-
- Thân em như miếng cau khô,
- Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.
-
- Thân em như cái cọc rào,
- Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
-
- Thân em như trái xoài trên cây,
- Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,
- Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,
- Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
-
- Thân em như rau muống dưới hồ,
- Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
-
- Thân em như đóa hoa rơi,
- Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?
-
- Thân em như cánh hoa hồng,
- Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.
-
- Thân em như cá trong lờ,
- Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.
-
- Thân em đi lấy chồng chung,
- Khác nào như cái bung xung chui đầu.
-
- Thân em như quả dưa tây,
- Lâu lâu anh bóp cho lây nỗi buồn.
-
- Thân em như thể cánh bèo,
- Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.
◾Thân em như cái cối xây
Cái cối sần sùi xây nếp anh
◾Sầu đâu trĩu nhánh bên sông
Phận em con gái chờ anh trở về
-
- Phận em con gái chờ anh trở về .
- ◾Thân em vất vả trăm bề,
- Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.
- Có lược chẳng kịp chải đầu,
- Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.
-
- Thân em như cột đình trung,
- Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.
-
- Thân em như cúc bờ rào,
- Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.
-
- Thân em như miếng bánh xèo,
- Nằm trong chạn bếp… biết mèo nào tha.
-
- Thân em như tấm lụa điều,
- Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.
-
- Thân em như cá trong bồn,
- Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa!
-
- Thân em như cái chuông vàng,
- Để trong thành nội có ngàn quân canh.
- Thân anh như thể cái chày,
- Bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày dộng chuông.
-
- Thân em chẳng đáng mấy tiền,
- Vì tình em nặng, mấy nghìn cũng mua.
-
- Thân em như mấy củ khoai,
- Sáng sáng anh đói, anh nhai đỡ lòng.
-
- Thân em như cỏ ngoài đồng,
- Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.
-
- Thân em như cánh chuồn chuồn,
- Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.
-
- Thân em như giọt nắng xuân,
- Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh.
-
- Từ ngày tôi ở với anh
- Cha mẹ đánh mắng anh tình phụ tôi
- Có thịt anh tình phụ xôi
- Có cam phụ quýt, có người phụ ta
- Có quán tình phụ cây đa
- Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn.
-
- Thương thay thân phận con tằm,
- Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
- Thương thay lũ kiến li ti,
- Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
- Thương thay hạc lánh đường mây,
- Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
- Thương thay con cuốc giữa trời,
- Dầu kêu ra máu có người nào nghe
-
-
- Thân gái mười hai bến nước
-
- Gặp nơi trong đục ai may ai nấy nhờ…
-
-
- Ai ơi nếm thử mà xem
- Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi
- Ai về đợi với em cùng:
Thân em nay Bắc mai Đông một mình
-
- Chi bằng ruộng tốt rừng xanh
- Vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà!
- Anh nói với em như rìu chém xuống đá
-
-
- Như rạ chém xuống đất,
- Như mật rót vào tai
- Bây giờ anh đã nghe ai
- Bỏ em ở chốn non đoài bơ vơ.”
-
-
- Anh tiếc cho ai nuôi dạy mong chờ
- Một hai ba bốn tuổi đến bây giờ em lớn khôn
- Cái vành khăn em vấn đã tròn
- Câu cười tiếng nói đã giòn em lại ngoan
- Sợi tơ hồng đã buộc với nhân duyên
- Sao em không chịu khó vác giang san cho chồng
- Nỡ dang tay em dứt tơ hồng
- Đứng đầu núi nọ mà trông bên non nầy
- Ánh phong lưu son phấn đọa dài
- Thay đen đổi trắng ai rày yêu thương
- Dẫu may ra tán tía tàn vàng
- Mười phương thiên hạ xem thường có vào đâu
- Tấm thân em chẳng nghĩ mặc dầu
- Bọn đàn bà còn để tiếng xấu về sau muôn đời
- Chị em ơi thế cũng kiếp người
- Anh có thương thì thương cho chắc
- Có trục trặc thì trục trặc cho luôn
- Đừng như con thỏ nọ đứng đầu truông
- Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng.
-
-
Những câu hát than thân luôn xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta, cũng chính trong cuộc sống mà con người tạo ra những câu hát than thân ý nghĩa. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại kiến thức cho chúng ta để học bài một cách hiệu quả và hiểu được ý nghĩa sâu xa của những câu hát đó.