Nhắc đến thế hệ nhà thơ Việt Nam hiện đại có lẽ không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân. Ông là một trong những nhà văn có cá tính độc đáo bậc nhất trong thế hệ nhà thơ hiện đại Việt Nam, để tìm hiểu những độc đáo ấy, chúng ta sẽ cùng soạn văn Chữ người tử tù để có một cái đánh giá đúng đắn cho nhận định trên.
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Từ nhỏ, ông theo gia đình sống ở nhiều tỉnh miền Trung. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ năm 1948 đến 1958, ông là Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam.
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp phần không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút ký văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo. Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Những tác phẩm chính của Nguyễn Tuân: một chuyến đi (1938), vang bóng một thời (1940), thiếu quê hương (1940), chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),…
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn và sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Vang bóng một thời khi in lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Nhân vật chính trong vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa- những con người tài hoa, bất đắc chí. Gặp lúc Hán học suy vị, sống giữa buổi “Tây Tàu nhố nhăng “, những con người này mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chịu được cảnh a dua theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố gắng giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn. Họ dường như cố lấy cái tôi tài hoa ngông nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục; phô diễn lối sống đẹp, thanh cao của mình như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. Trong số những con người tài hoa nổi bật ấy, nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong chữ người tử tù, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang.
Chữ người tử tù là một tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân. Tác phẩm lúc đầu tiên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời (một tập truyện ngắn có giá trị như một kiệt tác viết về những thú chơi tao nhã, về những con người tài hoa thời phong kiến) và đổi tên là Chữ người tử tù. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên năm 1940.
Chữ người tử tù là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách. Truyện ngắn này được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 hiện nay cả ở ban cơ bản và ban nâng cao. Tác phẩm ca ngợi cái đẹp của nghệ thuật và cái đẹp của “thiên lương” tập trung và rực rỡ nhất ở nhân vật chính là Huấn Cao và ở các nhân vật “Viên quản ngục” và “Thầy thơ lại” đồng thời hiểu được quan điểm thẩm mĩ của tác giả.
Cốt truyện: Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra ông còn là một nhà nho tài hoa nhất là tài “bẻ khóa và vượt ngục”. Trước khi bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại-những người rất yêu mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ “biệt nhỡn nhân tài” và tấm lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ. Vào buổi tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao tỉnh Sơn đã xảy ra một chuyện “trước nay chưa từng có”, đó là cảnh Huấn Cao-một tử tù trên mình đầy xiềng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng, bên cạnh là viên quản ngục và thầy thơ lại “run rẩy”, “khúm núm”. Sau khi đã cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên hai người nên tìm về nơi thôn dã bởi tấm lòng yêu cái đẹp của họ không thích hợp cho cuộc sống ở nơi hỗn loạn, rối ren như nhà ngục. Những lời khuyên đó của Huấn Cao đã làm viên quản ngục nghẹn ngào lạy tạ.
Câu 1. a) Tình huống truyện
Trong tác phẩm này, tác giả Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện đầy độc đáo, Huấn Cao là người đứng đầu của một cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, ông bị bắt và giải về kinh chịu án chém, trên đường giải về kinh ông đã có cuộc gặp gỡ với viên quản ngục, một con người có thiên lương trong sáng nhưng làm việc trong một môi trường đầy những cạm bẫy, xấu xa. Tại nơi ngục tối, một cảnh tượng có một không hai đã diễn ra, đó chính là cảnh cho chữ trong không gian ẩm mốc, tối tăm của nhà tù.
b) Vai trò của tình huống truyện
Qua tình huống truyện, Nguyễn Tuân đã lột tả được mối quan hệ đầy éo le giữa những người tri kỉ, họ là những con người có lí tưởng sống, địa vị xã hội hoàn toàn khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở tình yêu với cái đẹp, cái tài. Hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục được đặt vào tình thế đối lập, nhưng qua đó làm nổi bật được cốt cách anh hùng cũng như tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của viên quản ngục.
Câu 2:
a. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao
Huấn Cao là nhân vật trung tâm của tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật Huấn Cao với những vẻ đẹp tiêu biểu sau:
+ Là một con người tài năng: thể hiện qua tài viết chữ, những nét chữ rõ ràng, vuông vắn đã nổi tiếng khắp nơi, trở thành đối tượng ngưỡng mộ của rất nhiều người, trong đó có viên quản ngục
+ Là một người anh hùng với bản lĩnh kiên cường, mạnh mẽ hơn người, hơn đời. Huấn Cao đã đứng đầu một cuộc bạo động chống lại triều đình, đây cũng là lí do ông phải nhận án chém và nguyên nhân của cuộc gặp gỡ với viên quản ngục
+ Cùng với viên quản ngục, Huấn Cao là một người có thiên lương trong sáng và cao đẹp, thể hiện ở trong thái độ trân trọng những nhân cách tốt đẹp
+ Là một người có khí phách hiên ngang, kiên cường, đối diện với án chém nhưng Huấn Cao vẫn thể hiện được cốt cách của một người anh hùng, không hề có một chút sợ hãi
b. Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp
Thông qua việc xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện được những quan niệm của mình về cái đẹp:
+ Quan niệm về cái đẹp, cái tài
+ Huấn Cao không chỉ là người có tài năng mà còn là một người có thiên lương trong sáng.
+ Mối quan hệ giữa cái đẹp và cái thiện: Đó là mối quan hệ có liên quan chặt chẽ với nhau
Câu 3:
Nhân vật quản ngục hiện lên với những đặc trưng về tính cách, phẩm chất như:
+ Trước hết viên quản ngục cũng là một con người có tài năng, lại có tấm lòng đẹp, biết trân trọng cái tài, cái đẹp. Ngay từ khi mới biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền ông đã có sở nguyện “một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết.
+ Tuy làm việc ở một nơi với bao cạm bẫy, xấu xa nhưng viên quản ngục vẫn giữ được thiên lương trong sáng, thể hiện trực tiếp qua cách đối đãi, ứng xử của ông đối với tên tử tù là Huấn Cao.
+ Mặc dù bị Huấn Cao coi thường nhưng viên quản ngục vẫn dành cho Huấn Cao một sự trân trọng, ngưỡng mộ chân thành, để rồi chính tấm lòng ấy đã lay động con người Huấn Cao, thay đổi suy nghĩ của Huấn Cao.
+ Là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài
+ Là một con người có thiên lương trong sáng, bởi vậy nên khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục đã quỳ xuống và xin bái lĩnh. Tuy câu chuyện kết thúc mở xong người đọc vẫn có thể hình dung ra được tương lai của viên quản ngục, đó là rời xa chốn xô bồ, thị phi, đen tối để bảo vệ thiên lương trong sạch
Câu 4:
Hình tượng nhân vật Huấn Cao có thể nói hiện lên sáng rõ nhất, cao đẹp nhất là trong đêm cho chữ ở ngục tối. Nguyễn Tuân được biết đến là một con người tài hoa, uyên bác, có vốn tiếng việt phong phú lại không ngừng sáng tạo ra những từ mới, không bất ngờ khi ông sử dụng vốn từ của mình vào việc khắc họa sống động nhân vật, tạo nên một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong tác phẩm Chữ người tử tù.
Sở dĩ có thể nói cảnh tượng cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Vì:
+ Cho chữ là một hành động vô cùng thanh cao của các nhà Nho xưa, thông thường không gian cho chữ thường là những nơi thanh tao như: phòng khách, thư phòng…nhưng cảnh cho chữ của Huấn Cao lại hoàn toàn phá vỡ đi quy chuẩn ấy, đó là không gian tù túng, chật hẹp, đen tối của nhà tù.
+ Việc cho chữ cũng không được diễn ra công khai mà được diễn ra lúc nửa đêm, Huấn Cao không muốn mang đến những phiền lụy không đáng có cho viên quản ngục.
+ Huấn Cao một người tử tù đang đợi án chém lại say mê trong từng nét chữ, dường như ở Huấn Cao tỏa ra một thứ ánh sáng chói lòa của một người nghệ sĩ chân chính. Qua đó thể hiện được bản lĩn hơn người ở con người này.
5. Câu 5:
Nguyễn Tuân không quá chú trọng vào việc miêu tả nhân vật mà để nhân vật tự hiện lên trong những khoảnh khắc đặc biệt, do vậy tạo được những nét ấn tượng đặc biệt cho các nhân vật.
Các nhân vật trong Chữ người tử tù tuy có địa vị, hoài bão khác nhau nhưng đều có điểm chung, đó chính là cái tâm trong sáng, đó là biểu tượng của cái đẹp, hướng đến những con người lí tưởng.
Các nhân vật của Nguyễn Tuân tuy chỉ được miêu tả trong những khoảnh khắc nhưng đó là những khoảnh khắc đặc biệt, bởi thế mà họ đều rất ấn tượng.
tiepsucmuathi.edu.vn đã hướng dẫn các bạn soạn văn Chữ người tử tù, hi vọng các bạn đã nắm được kiến thức cơ bản cho mình. Theo dõi chúng tôi để có thêm những tài liệu tham khảo khác nhé!